Quy đổi IELTS sang CEFR

Quy đổi IELTS sang CEFR

CEFR và IELTS là gì, có mối tương quan gì với nhau, nên đăng ký thi CEFR hay IELTS là những thắc mắc luôn cần được giải đáp. Trong bài quy đổi IELTS sang CEFR, EC INSPRIDE sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quát từ khái niệm đến thang điểm, từ đó có thể giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp cho tương lai.

1. CEFR là gì

Common European Framework of Reference for Languages, hay còn được biết đến là CEFR, là khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu. Nằm trong dự án “Học ngôn ngữ cho công dân châu Âu” của Ủy hội châu Âu trong những năm 1989 – 1996, khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế đánh giá khả năng sử dụng hoặc mức độ thành thạo ngôn ngữ.

Tính đến nay, không chỉ ở châu Âu, khung CEFR còn thịnh hành ở nhiều quốc gia với mục đích tham chiếu các loại thứ tiếng khác nhau như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha… Liên quan đến trình độ thành thạo ngôn ngữ, khung CEFR gồm 6 trình độ là A1, A2, B1, B2, C1 và C2.

2. IELTS là gì

IELTS, nguyên bản là International English Language Testing System, được hiểu là Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Được đồng sáng lập bởi Hội đồng Anh, IDP và ESOL vào năm 1989, IELTS trở thành hệ thống kiểm tra tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

IELTS rất cần thiết cho học sinh, sinh viên và người đi làm. Chứng chỉ này giúp mọi người có thêm cơ hội tiếp cận tiếng Anh, giao lưu văn hóa cũng như tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong học tập hay sự nghiệp. Hiện nay, bài thi IELTS có hai dạng là IELTS Học thuật (IELTS Academic) và IELTS Tổng quát (IELTS General).

3. Quy đổi IELTS sang CEFR

Đối với những ai quan tâm về chứng chỉ tiếng Anh, đa phần đều biết IELTS và CEFR là hai “thang đo” trình độ ngoại ngữ rất nổi tiếng. Chính vì thế, việc quy đổi điểm giữa hai “thang đo” này là thiết yếu, giúp mọi người có thể tự do lựa chọn phương pháp đánh giá ngoại ngữ cho mình mà vẫn đáp ứng đủ yêu cầu của trường học hay doanh nghiệp.

CEFR

IELTS
A1

1.0 – 2.5

A2

3.0 – 3.5
B1

4.0 – 4.5

B2

5.0 – 6.0
C1

7.0 – 8.0

C2

8.5 – 9.0

Trên đây là bảng quy đổi IELTS sang CEFR, hy vọng EC INSPRIDE đã cung cấp cho bạn đủ thông tin quy chiếu để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

4. Phân biệt IELTS với CEFR

Mặc dù thường được sử dụng song hành, IELTS và CEFR vẫn có điểm khác biệt. Như đã đề cập, IELTS là hệ thống bài thi đánh giá trình độ tiếng Anh của một cá nhân, còn CEFR lại cung cấp khung tham chiếu để đánh giá trình độ tiếng Anh của cá nhân đó.

Không chỉ vậy, IELTS được xem là một cách thức để xét tuyển vào trường đại học, khác hẳn với CEFR, khung tham chiếu này thường được ưa chuộng trong môi trường lao động. 

Về cách tính điểm của bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chứng chỉ IELTS sẽ đánh giá độc lập bốn kỹ năng này và lấy kết quả trung bình của các kỹ năng làm kết quả cuối cùng. Trong khi đó, CEFR sử dụng các cấp độ đánh giá khác nhau cho từng kỹ năng khác nhau, thậm chí còn có việc đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống không giống nhau.

5. Sự tương quan giữa CEFR với IELTS

Dù tham gia thi IELTS hay CEFR, thí sinh đều phải trải qua phần đánh giá bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Hai chứng chỉ này cũng có sự tương đương về thang điểm, chẳng hạn một cá nhân đạt trình độ C2 của CEFR thì IELTS của cá nhân đó có thể ở mức 8.5 hoặc 9.0, cả hai đều cho thấy sự thông thạo tiếng Anh của người này.

6. Nên thi CEFR hay IELTS

Đều thịnh hành trên thế giới nên đôi lúc, CEFR và IELTS khiến một số người băn khoăn, lo lắng không biết nên lựa chọn chứng chỉ nào để đăng ký dự thi. Thực chất, các cá nhân ấy cần xác định rõ hai yếu tố, đó là mục đích thi chứng chỉ và khả năng kinh tế của bản thân có thể đáp ứng lệ phí thi của bên nào. Trong phần bên dưới, EC INSPIRED sẽ giải đáp chi tiết những trường hợp nào nên thi CEFR hoặc IELTS cho bạn đọc dễ theo dõi.

6.1. Mục đích sử dụng là gì

Đầu tiên, bản thân thí sinh phải hiểu rõ yêu cầu của vị trí mình muốn hướng đến. Đối với ý định du học, định cư, xét tuyển đại học hay miễn học phần tiếng Anh trong cuộc thi tốt nghiệp, IELTS là lựa chọn hợp lý nhất.

Trái lại, CEFR sẽ phù hợp đối với những người muốn nộp chứng chỉ cho công tác giảng dạy cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông. Bên cạnh đó, các giảng viên tiếng Anh không chuyên ngữ, các cuộc thi công chức, bổ sung hồ sơ của học viên cao học để bảo vệ luận án Thạc sĩ… cũng ưu tiên CEFR hơn IELTS.

6.2. Khả năng kinh tế

Về khả năng kinh tế, lệ phí dự thi của CEFR dễ đáp ứng hơn so với lệ phí dự thi của IELTS. Nếu IELTS cần khoảng 4.750.000 VNĐ cho một lần thi, CEFR chỉ cần từ 1.000.000 VNĐ đến 3.300.000 VNĐ là bạn đã có thể đăng ký dự thi.

7. Quy đổi điểm CEFR sang các chứng chỉ khác

Hiện nay, bên cạnh IELTS và CEFR, trên thế giới cũng tồn tại nhiều chứng chỉ khác nhau nhằm đánh giá trình độ ngôn ngữ. Một trong số đó có thể kể đến là TOEIC, TOEFL iBT hay PTE. Để thuận tiện cho việc tiếp cận cơ hội nghề nghiệp hay học tập, TOEIC, TOEFL iBT, PTE đều có bảng điểm quy đổi sang CEFR, được cung cấp trong bảng dưới đây.

CEFR

TOEIC TOEFL iBT PTE
A1 0 – 250 0 – 29

10 – 29

A2

255 – 500 30 – 40 30 – 42
B1 501 – 700 41 – 64

43 – 58

B2

701 – 900 65 – 78 59 – 75
C1 901 – 990 79 – 95

76 – 84

C2

96 – 120

85 – 90

Nhìn chung, IELTS và CEFR đều là những chứng chỉ phù hợp với đại đa số đối tượng, tùy thuộc vào mục đích học tập, làm việc mà từng cá nhân sẽ có lựa chọn cho riêng mình. Hy vọng với những thông tin mà EC INSPRIDE cung cấp trên đây, bạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp để có thể đánh giá trình độ ngôn ngữ của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *