Tiếng Anh Thương mại là gì

Tìm hiểu về Tiếng Anh Thương mại

Tiếng Anh Thương mại hay còn được biết đến với tên gọi Bussiness Ensligh, một nhánh quan trọng trong lộ trình học và sử dụng tiếng Anh. Vậy tiếng Anh Thương mại là gì, có điểm gì khác biệt với Ngôn ngữ Anh hay không, EC INSPRIDE sẽ giải đáp tất cả trong bài viết này, đồng thời hé lộ cơ sở đào tạo tiếng Anh Thương mại uy tín, chất lượng.

Có thể bạn quan tâm:

1. Tìm hiểu về tiếng Anh Thương mại

Tiếng Anh Thương mại, tên tiếng Anh Business English, là một trong những chuyên ngành ngôn ngữ Anh được săn đón nhiều nhất tại các trường đại học. Với ngành học, khóa học Business English, người học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về tiếng Anh và kinh tế. Cụ thể như:

– Học tập chương trình tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành.

– Được cung cấp, trang bị kiến thức tổng quát về kinh tế, thương mại

– Trang bị những kỹ năng như giao tiếp, điều hành, đàm phán hoặc thuyết trình.

Ngoài là một chuyên ngành tại các trường đại học, tiếng Anh Thương mại còn được coi là ngôn ngữ phổ biến trong giới kinh doanh, thường được dùng để trao đổi email công việc, kết nối khách hàng, nhà đầu tư.

Business English không chỉ thu hút học sinh, sinh viên, ngay cả người đi làm cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến nhánh ngôn ngữ này. Thành thạo tiếng Anh Thương mại giúp họ có một vị trí việc làm tốt trong doanh nghiệp, tự tin giao tiếp hoặc đàm phán với khách hàng lẫn những điều khoản trong hợp đồng.

2. Có nên chọn ngành Tiếng Anh Thương mại?

Nếu bạn đang quan tâm sâu rộng về ngành Tiếng Anh Thương mại thì những nội dung dưới đây chắc chắn sẽ có ích, ECi gửi đến bạn những thông tin về tố chất người học, trường đại học đào tạo tốt nhất, cơ hội nghề nghiệp cũng như mức lương sau khi tốt nghiệp.

2.1. Người học ngành Tiếng Anh Thương mại cần có tố chất gì?

Khác với ngành Ngôn ngữ Anh, Tiếng Anh Thương mại không đòi hỏi người học phải có đảm bảo thành thạo bốn kỹ năng, bởi sau khi tốt nghiệp các vị trí việc làm liên quan đến ngành thường đỏi hỏi sự giao tiếp, tương tác giữa người với người nhiều hơn.

Bởi vậy, khi học Tiếng Anh Thương mại bạn nên năng động, tư duy hướng ngoại hơn. Bởi như vậy, bạn sẽ kết nối được với nhiều đối tác hơn, dễ dàng hòa nhập vào các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

2.2. Trường đào tạo Tiếng Anh Thương mại tốt nhất

Trên cả nước, có không ít trường đại học tổ chức, xây dựng chương trình Tiếng Anh Thương mại. Tuy nhiên, đâu mới là những cái tên sáng giá, bạn nên lưu tâm khi đăng ký, lựa chọn theo học, cùng EC INSPRIDE điểm nhanh qua bảng sau.

STT

Tên trường

Tên viết tắt

1

Đại học Ngoại thương FTU
2 Đại học Kinh tế TP.HCM

UEH

3

Đại học Tài chính – Marketing TP.HCM BUH
4 Đại học Thương mại

TMU

5

Đại học Kinh tế Quốc dân NEU
6 Đại học Hoa sen

HSU

7

Đại học Mở TP.HCM

OU

Trên đây là một số những cái tên tiêu biểu trong lĩnh vực đào tạo, giảng dạy tiếng Anh hàng đầu Việt Nam. Các sĩ tử, người đi làm có thể tham khảo những ngôi trường sau nếu muốn theo học ngành Tiếng Anh Thương mại.

2.3. Mặt trái ngành Tiếng Anh Thương mại

Trước khi đến với mục cơ hội nghề nghiệp và mức lương cơ bản của ngành, EC INSPRIDE xin chỉ ra một số mặt trái của ngành Tiếng Anh Thương mại. Đây sẽ là cơ sở để bạn hiểu tại sao sinh viên ngành này sau khi ra trường thường nhận được những vị trí làm việc và mức lương tốt.

Đầu tiên, phải kể đến việc chương trình học nặng và đa dạng. Người học phải tiếp cận với nhiều lĩnh vực, chủ đề thay vì chỉ tập trung nghiên cứu ngôn ngữ. Dẫu vậy, kỹ năng sử dụng tiếng Anh vẫn phải được đảm bảo rằng am hiểu tường tận vấn đề, thành thạo giao tiếp lẫn ngữ pháp.

Thứ hai, ngành gắn với hai chữ thương mại nên chắc chắn sẽ có những kiến thức về kinh tế, tài chính. Nếu bạn không vững tâm, lầm tưởng đây là ngành ngôn ngữ đơn thuần thì khi học càng về sau, cảm giác chán nản là điều không thể tránh khỏi.

2.4. Tiếng Anh Thương Mại học những môn gì

Thông thường, các trường đại học tại Việt Nam sẽ đào sinh viên ngành Tiếng Anh Thương Mại những kiến thức ngôn ngữ căn bản như lý thuyết, cấu trúc, cách vận dụng ngôn ngữ. Bên cạnh đó là những tiết học nâng cao nghiệp vụ biên phiên dịch như Tiếng Anh Marketing, Tiếng Anh Du lịch.

Ngoài ra, sinh viên ngành này còn phải học những môn như kinh tế vĩ mô, nguyên tắc kế toán, khóa học kỹ năng được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đảm bảo sau này ra trường, sinh viên có thể sử dụng thành thạo trong môi trường kinh doanh, thương mại quốc tế hoặc đời thường.

2.5. Cơ hội nghề nghiệp

Tiếng Anh Thương mại là ngành học có tính ứng dụng thực tế cao, không chỉ đào tạo ngôn ngữ mà còn cả kiến thức về kinh tế, thương mại cho người học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Tiếng Anh theo đó cũng sở hữu công cụ kép, cực kỳ thuận lợi trong môi trường ngày càng mở rộng và hội nhập quốc tế.

Sinh viên ngành Tiếng Anh Thương mại sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như phiên dịch, biên dịch, nhân viên hoặc chuyên viên trong ngành xuất nhập khẩu, thư ký, trợ lý giám đốc, copywriter hoặc content creator.

Có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp của ngành Business English tương đối đa dạng, bởi lẽ bạn không chỉ am hiểu sâu sắc, tường tận ngôn ngữ mà còn có kiến thức nền tảng về kinh tế, thương mại, một ngành đang trên đà phát triển ở Việt Nam.

2.6. Mức lương ngành Business English

Sau cơ hội nghề nghiệp, mức lương của ngành hẳn là điều các bạn quan tâm nhiều nhất. Theo tìm hiểu, tùy thuộc vào trình độ cũng như vị trí làm việc mà bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau, thông thường sẽ rơi vào khoảng 1500 USD đến 2500 USD trên một tháng.

Các bạn cũng có thể nhận những công việc phụ, làm việc song song với công việc chính như biên dịch, phiên dịch, sáng tạo nội dung, mức lương tương ứng cho một giờ đồng hồ làm việc sẽ rơi vào khoảng 40 USD.

Nhưng con số trên chỉ mang tính tham khảo, bạn vui lòng căn cứ vào những yếu tố thực tế như kỹ năng, trình độ, thâm niên, vị trí để đưa ra được con số chính xác, phù hợp với nhu cầu mong muốn cũng như khả năng của bản thân.

3. Học Tiếng Anh Thương mại có khó không?

Không chỉ riêng ngành Tiếng Anh Thương mại, bất kỳ chuyên ngành nào dù thuộc khối tự nhiên hay xã hội, đều có những điểm khó riêng. Vậy nên, việc bạn cần làm để giải quyết tình trạng ấy là đặt trọng tâm sự chú ý vào ngành học, dốc sức lực để trau dồi không ngừng.

Riêng với ngành Tiếng Anh Thương mại, sinh viên học sẽ có phần khó nhằn hơn khi phần lớn chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Ngoài nghiên cứu sâu về ngôn ngữ, bạn còn phải cập nhật các kiến thức về kinh tế, tài chính; đồng thời học thêm kỹ năng mềm về giao tiếp, đàm phán.

4. Tại sao nên chọn ngành Tiếng Anh Thương mại

Mặc dù là một chuyên ngành khó, chương trình giảng dạy, học tập tương đối nặng nhưng Tiếng Anh Thương mại cũng có những ưu điểm, lợi thế hơn so với ngành khác, ngoại trừ cơ hội nghề nghiệp và mức lương tốt. Cụ thể như sau:

– Người học được đi sâu hơn vào ngôn ngữ, tiếng Anh chuyên ngành sẽ giúp bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ, thành thạo bốn kỹ năng.

– Kiến thức thực tiễn, có thể áp dụng ngay sau khi ra trường.

– Tự tin khám phá vùng đất mới, tăng khả năng du học.

Với những ưu điểm trên, là bạn, bạn có lựa chọn theo học ngành Tiếng Anh Thương mại hay không.

5. So sánh ngành Tiếng Anh Thương mại với Ngôn ngữ Anh

Thực chất, Tiếng Anh Thương mại là một chuyên ngành trong ngành lớn Ngôn ngữ Anh. Tại một số trường đại học, sau khi hoàn thành các môn đại cương bạn sẽ được lựa chọn chuyên ngành Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại, Tiếng Anh Biên Phiên dịch, Tiếng Anh Sư phạm).

Khi này, ta có câu hỏi nên học Tiếng Anh Thương mại hay Tiếng Anh Biên Phiên Dịch, Tiếng Anh Sư Phạm. Để giải đáp được câu hỏi này, bạn phải là người lắng nghe nhu cầu của bản thân, niềm yêu thích đặt tại chuyên ngành nào.

Với chuyên ngành Tiếng Anh Biên Phiên dịch, bạn sẽ được học nhiều kiến thức về cách sử dụng văn phong, cấu trúc ngữ pháp, văn hóa các nước sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Những kỹ năng bạn được học gồm có dịch thuật, phiên dịch, biên dịch, cách diễn đạt ngôn ngữ.

Tên chuyên ngành Tiếng Anh Sư phạm đã nói lên bản chất của ngành, ngoài học chuyên sâu về ngôn ngữ, bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thì bạn còn được giảng dạy, đào tạo thêm kiến thức nghiệp vụ sư phạm như giáo dụ, tâm lý học, soạn giáo án, trình bày bảng, phương pháp giảng dạy.

6. Học Tiếng Anh Thương mại tại EC INSPRIDE

Đầu vào ngành Tiếng Anh Thương mại tại các trường đại học tương đối cạnh tranh, nhiều nguyện vọng nên tỉ lệ trọi cao, mức điểm chuẩn vì thế cũng không dễ chịu. Còn với người đi làm, quá bận không thể theo được chương trình giảng dạy của trường.

Hai trường hợp trên tuy khác mà lại có điểm chung là đều có nhu cầu, mong muốn được học Business English một cách bài bản, đảm bảo áp dụng được vào công việc hiện tại và sau này.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề trên thì khóa học Business English với giáo trình chuẩn CEFR, giảng viên dày dặn kinh nghiệm, đến từ các trường đại học hàng đầu, sẽ là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin khóa học Business English tại đây hoặc trực tiếp liên hệ về hotline hoặc fanpage của trung tâm. Trong trường hợp bạn muốn xác định trình độ trước khi nhận tư vấn, bạn có thể làm Bài kiểm tra bốn kỹ năng của EC INSPRIDE.

Trên đây là những thông tin về ngành, khóa học Tiếng Anh Thương mại mà EC INSPRIDE đã tìm hiểu, tổng hợp và biên tập. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn xác định được ngành học tương lai, cũng như đa dạng lựa chọn trong việc học tập, nâng cao cơ hội nghề nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *