Nên học Tiếng Anh giao tiếp hay học thuật?

Tiếng Anh trong đời sống hiện nay đã không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng xác định được nhu cầu của bản thân để học Tiếng Anh sao cho đúng.

Dưới đây, mình sẽ đề cập 2 “loại” tiếng Anh thịnh hành nhất. Nhưng cũng khiến các bạn phân vân mãi không biết nên học loại nào – Tiếng Anh giao tiếp và Tiếng Anh học thuật.

Tiếng Anh giao tiếp

Đúng như tên gọi của nó – giao tiếp, đây là tiếng Anh không chuyên chỉ tập trung vào việc đạt hiệu quả giao tiếp mà thôi. Và vì để đáp ứng mục đích ấy, tiếng Anh giao tiếp thường đơn giản và quen thuộc với đời sống hằng ngày. Loại này gồm những bài đối thoại theo phong cách thường thức. Qua đó bạn sẽ học các mẫu câu dùng để hỏi và trả lời theo cách đơn giản nhất. Nhằm đáp ứng các nhu cầu hằng ngày cho ng việc, mua hàng hóa, xã giao, v.v.

Vì tính chất tiện lợi đó, thế nên nhiều bạn có xu hướng sẽ chọn tiếng Anh giao tiếp, đặc biệt là người bận rộn. Loại này sẽ ít tốn thời gian của bạn hơn tiếng Anh học thuật. Bạn sẽ không cặm cụi như tiếng Anh học thuật. Bạn không cần phải luyện nghe những thứ quá “đao to búa lớn” như TED talks, BBC,… Những gì bạn nghe chủ yếu chỉ xoay quanh cuộc sống của bạn. Nhằm giúp bạn có đủ input truyền đạt thông tin nào đó cho người bạn muốn giao tiếp.

Tiếng Anh học thuật

“Học thuật” – từ cái tên nghe đã thấy khá nghiêm túc. Đúng vậy! Đây là loại tiếng Anh phục vụ cho những bạn thực sự muốn 4 kỹ năng trong tiếng Anh được nâng lên một tầm cao mới. Ngôn ngữ ở tiếng Anh học thuật sẽ khá trang trọng. Vì thế nghe vô cùng chuyên nghiệp. Loại này không những bao gồm cả mục đích giao tiếp, mà còn phục vụ cho việc đi du học, làm việc ở môi trường nước ngoài, hoặc các ng việc đòi hỏi giao tiếp sâu sắc, mang tính học thuật cao.

Đầu tư thời gian nghiêm túc – một trong những yếu tố khiến tiếng Anh học thuật trội hơn giao tiếp. Nếu tiếng Anh giao tiếp chỉ đơn thuần là phản xạ nghe nói. Tiếng Anh học thuật yêu cầu nhiều hơn mức đấy. Nghĩa là không những phản xạ mà còn có thể diễn giải thành lời văn, thành câu từ mang tính thuyết phục. Vì vậy, nếu bạn muốn viết những bài luận dài, hoặc thảo luận về một vấn đề nào đó bằng tiếng Anh, thì tiếng Anh giao tiếp thật sự là một hướng đi sai. Ngôn ngữ của tiếng Anh học thuật là chuyên sâu. Đôi khi không xuất hiện nhiều trong quá trình giao tiếp. Nên các bạn thật sự phải cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện mình.

IELTS cũng là một dạng của tiếng Anh học thuật. IELTS bao quát cả 4 kĩ năng của tiếng Anh. Nếu vốn liếng của bạn chỉ dừng lại ở việc giao tiếp, chắn chắn bạn sẽ không thể nghe một bài giảng “thao thao bất tuyệt” trong section 4 IELTS Listening. Bạn cũng sẽ không thể nào đọc 3 đoạn văn “dài ngoằng” của IELTS Reading với các từ vựng “ở đâu rơi xuống”. Việc tranh luận với giám khảo trong phần 3 của IELTS Speaking cũng sẽ trở nên khó nuốt với bạn. Và dĩ nhiên, bạn không thể cầm bút viết bài luận dài không quá 200 từ của IELTS Writing Task 2. Vì thế, IELTS là một ví dụ học thuật điển hình đòi hỏi bạn phải tích lũy ngôn ngữ trong một khoảng thời gian nhất định.

Các bạn thấy đó, việc học ngôn ngữ đòi hỏi bản thân phải có lựa chọn chính xác nên học theo lộ trình nào tùy vào mục đích sử dụng. Mình đã cho bạn thấy sự khác nhau giữa Tiếng Anh Giao Tiếp và Tiếng Anh Học Thuật. Sự lựa chọn, nằm ở bạn. Chúc các bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho mình nhé!

    Liên hệ với chúng tôi