IELTS 3.5 có khó không? Lộ trình ôn thi IELTS 3.5

IELTS 3.5 dễ hay khó

Người mất gốc tiếng Anh có nên học IELTS 3.5 không, cần mất bao nhiêu thời gian để ôn luyện IELTS 3.5. Tất tần tật về IELTS 3.5 sẽ được EC INSPRIDE giải đáp trong bài viết này, cùng tìm hiểu ngay thôi.

1. IELTS 3.5

Để trả lời câu hỏi IELTS 3.5 có khó không, chúng ta cần hiểu về mức điểm này nằm ở đâu trong thang điểm từ 0 đến 9.0 của IELTS, thay vì nói rằng tôi đỗ hoặc trượt chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.

Nhìn vào con số 3.5, chúng ta có thể thấy đây là mức điểm nằm giữa hai thang điểm là 3 và 4. Cụ thể:

– Với mức điểm IELTS 3.0, kỹ năng của thí sinh tương đối đơn giản, sử dụng tiếng Anh trong các đoạn hội thoại thường sẽ bị ngắt quãng, ậm ừ.

– Với mức điểm IELTS 4.0, thí sinh khó có thể sử dụng các ngôn ngữ nâng cao, phức tạp. Thay vào đó, trình độ tiếng Anh chỉ dùng được trong những bối cảnh đơn giản, thông dụng.

Từ căn cứ của mức 3.0 và 4.0, ta có thể thấy IELTS 3.5 được đánh giá là mức độ thấp, các bạn mới bắt đầu ôn luyện IELTS đều có thể đạt được. Trình độ sử dụng tiếng Anh ở thang điểm này tương đối cơ bản, chưa học tiếng Anh bao giờ hoặc mất gốc.

Dù là mức điểm thấp trong hệ thống nhưng đây lại là giai đoạn quan trọng, quyết định tạo nền tảng cho những ai muốn phát triển lên cấp độ cao hơn, chuyên sâu tiếng Anh hơn.

2. IELTS 3.5 có khó không?

Để trả lời câu hỏi IELTS 3.5 có khó không, cùng EC INSPRIDE bước vào tìm hiểu mức sàn cần đạt được cho bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Từ những yêu cầu tối thiểu, bạn có thể quy chiếu với trình độ cá nhân để xây dựng lộ trình học tập phù hợp.

2.1. Nghe

Phần thi nghe hay còn gọi là listening, để đạt mức điểm tổng 3.5 thì thí sinh cần đúng khoảng mười một đến mười hai câu, đạt mức điểm tối thiểu là 4.0. Để đạt được số câu đúng theo dự định nêu trên, bạn nên tập trung vào những câu dễ ở part 1 và part 2.

2.2. Nói

Với phần thi nói (reading), thí sinh cần đúng từ mười đến mười hai câu để đạt điểm 4.0 cho phần thi. Để đạt được số câu đúng nêu trên, bạn trước tiên phải tập trung cải thiện kỹ năng xác định keywords, skimming và scanning. 

2.3. Đọc

Để đạt được 3.0 speaking, thí sinh cần có nền tảng từ vựng, ngữ pháp và phát âm ở mức ổn. Trước hay trong lúc diễn ra bài thi, bạn cần giữ được thái độ bình tĩnh và tự tin, ngay cả khi mắc lỗi.

Ngoài ra, để nắm được mức điểm 3.0, bạn có thể tập trung vào phần Speaking Part 1, bởi lẽ đây là phần gồm những câu hỏi liên quan đến bản thân, chủ đề quen thuộc trong đời sống.

2.4. Viết

Cuối cùng, với kỹ năng viết bạn cần đạt ít nhất 3.0 cho phần thi riêng này. Theo đánh giá chung, với mức điểm 3.0 Writing thì không khó, bạn hoàn toàn có thể đạt được với vốn từ vựng và ngữ pháp cơ bản.

3. Phương pháp học IELTS 3.5 hiệu quả

Để đạt IELTS 3.5, phần lớn bạn cần học chắc các kiến thức nền tảng như từ vựng, phát âm và ngữ pháp hơn là tập trung luyện đề. Dưới đây là phương pháp học tập mà EC INSPRIDE gợi ý đến bạn.

3.1. Từ vựng

Xây dựng vốn từ vựng là điều đầu tiên các bạn cần làm khi bắt tay vào chinh phục IELTS. Để tạo cho mình được một kho từ vựng đa dạng, bạn có thể bắt đầu với cách học truyền thống là tra từ điển, ghi chép và đọc.

Cách học này có một ưu điểm lớn là nhanh nhưng lại tương đối giống học vẹt, người học dễ quên sau một thời gian, không hiểu sâu về ngữ cảnh sử dụng nên dẫn đến khó khăn khi ứng dụng vào viết, nói, đọc và nghe hiểu.

Bạn có thể thử phương pháp mỗi ngày học từ năm đến mười từ vựng theo chủ đề, tra từ điển để hiểu nghĩa sau đó mới tìm hiểu về phiên âm IPA, cách phát âm, nghĩa của từ, ngữ cảnh thực tế, những từ hay xuất hiện đi kèm.

Với phương pháp này, bạn sẽ nhớ từ sâu hơn và biết được cách sử dụng đúng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, để thực sự in sâu vào tâm trí thì cách một đến hai ngày, hoặc một vài tuần, bạn cần lội ngược lại kiến thức hoặc vận dụng với từ mới của ngày hôm sau.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại hoặc flashcard để hỗ trợ việc học từ vựng hiệu quả, chất lượng hơn. Bạn cũng có thể rủ thêm bạn bè, người thân hỗ trợ việc học từ vựng trong thời gian này.

3.2. Phát âm

Khi bắt đầu học ngôn ngữ nào cũng vậy, phát âm luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng. Việc phát âm sai ở giai đoạn IELTS 3.5 có thể khiến bạn gặp nhiều hệ quả về sau, đặc biệt trong giao tiếp thường ngày hoặc công việc.

Nếu bạn phát âm sai trong một thời gian dài, dần trở thành thói quen thì sẽ rất khó để sửa lại hoặc tốn nhiều thời gian, công sức. Thế nên, song song với việc học từ vựng thì các bạn cũng cần phải làm quen với việc ghi chép phiên âm và các phát âm của từ tiếng Anh đó.

Phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất trong việc luyện và cải thiện phát âm đó là bằng bảng IPA, hay còn gọi là International Phonetic Alphabet). Bảng IPA sẽ cho bạn biết, hiểu cách phát âm chuẩn tiếng Anh nhất.

Với tiếng Anh, cách phát âm ưu tiên chuẩn IPA nhưng với giọng điệu, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn học theo Anh-Anh, Anh-Úc hay Anh-Mỹ đều được chấp nhận, đây cũng là yếu tố tạo nên sự đa dạng và phóng khoáng cho môn ngoại ngữ này.

3.3. Ngữ pháp

Nếu học IELTS như việc xây một ngôi nhà thì từ vựng đóng vai trò là viên gạch thì ngữ pháp sẽ là vôi vữa, đảm bảo các viên gạch được gắn kết chắc chắn, không bị rời rạc. Với người mới bắt đầu, bạn cần nắm được ba phần cơ bản đó là thành phần câu, loại từ và các thì của động từ.

EC INSPRIDE giới thiệu đến các bạn một số đầu sách phù hợp để học ngữ pháp cho người mới bắt đầu như:

– Grammar for IELTS, cuốn sách ôn luyện được nhiều người ưa chuộng khi vừa có thể luyện ngữ pháp, kỹ năng nghe và đọc theo dạng hình thức thi thật.

– English Pronunciation in Use cũng là cuốn sách giúp ôn luyện ngữ pháp, song song với đó là từ vựng, và phát âm.

Ngoài việc học, củng cố ngữ pháp theo giáo trình thì bạn cũng có thể tự học tại nhà theo những nguồn tài liệu trên mạng như google, youtube hoặc trong các hội nhóm chia sẻ tài liệu tiếng Anh IELTS miễn phí.

4. Lộ trình học từ 0 đến IELTS 3.5

Từ 0 chấm IELTS đến 3.5 IELTS, bạn nên học như thế nào cho hiệu quả, duy trì được thói quen trong thời gian dài, đặc biệt không dễ bị chán nản sau một khoảng thời gian.

4.1. Xây dựng nền tảng

Với trình độ từ 0 muốn đi đến 3.5 điểm IELTS, trước tiên bạn cần phải xây dựng được nền tảng về từ vựng, ngữ pháp, phát âm, kết hợp ôn luyện hai kỹ năng nói và nghe ở mức độ cơ bản.

Bạn có thể tham khảo lộ trình học IELTS 3.0 được EC INSPRIDE chia sẻ trước đó, từ những kinh nghiệm hoặc phương pháp tạo nền tảng cơ bản đó, bạn sẽ có bước đà vươn lên để đạt 3.5.

Về ngữ pháp trong phần 4.1. Xây dựng nền tảng này, bạn cần nắm được các chủ điểm ngữ pháp cơ bản như các thì của động từ (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành), các loại từ và thành phần câu (đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, tân ngữ, động từ khuyết thiếu, danh từ đếm được, danh từ không đếm được, trạng từ, tính từ).

Về từ vựng, bạn không nên học dàn trải mà hãy tập trung vào các chủ đề quen thuộc để phục vụ trả lời các câu hỏi đơn giản như giới thiệu bản thân, gia đình, bạn bè, học tập, công việc hoặc các hoạt động thường ngày.

Về bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, hãy phân bố thời gian hợp lí cho từ kỹ năng, tránh tình trạng học lệch khiến band điểm tổng bị kéo xuống. Cụ thể:

– Phần Nghe – Listening, hãy kết hợp luyện tập nghe với ngữ pháp, tập trung vào các chủ đề gần gũi như name, spelling, family, people, times và date để tập làm quen với tốc độ nghe hoặc giọng điệu người nói trong đoạn băng.

– Phần Nói – Speaking, không nên tạo áp lực rằng mình phải sử dụng các từ cao siêu hay phát âm như người bản xứ. Bạn nên ưu tiên vào các từ vựng, ngữ pháp đã học, kết hợp với nhận biết phiên âm và phát âm chuẩn IPA.

Còn phần đọc và viết, bạn hoàn toàn có thể làm tốt nếu có vốn từ vựng và ngữ pháp cơ bản. Trong lúc luyện nghe hoặc nói, bạn hoàn toàn có thể kết hợp để tránh bị mai một kiến thức, khả năng phản xạ.

4.2. Trau dồi kỹ năng

Khi đã xây dựng được nền tảng cơ bản thì bạn nên bắt đầu đi sâu vào việc trau dồi bốn kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Đảm bảo rằng đây là giai đoạn bứt tốc để đạt được IELTS 3.5, cụ thể như sau:

– Kỹ năng Nghe (Listening): Giai đoạn này người học nên luyện ở mức độ cơ bản, nghe nguyên văn và tập chép chính tả để khả năng phản xạ, bắt âm được nhuần nhuyễn. Ngoài việc tự học, bạn cũng có thể tham khảo một số đầu sách, giáo trình chuyên ôn luyện nghe.

– Kỹ năng Nói (Speaking): Bạn nên tập trung luyện nói vào những chủ đề thường gặp trong bài Speaking Part 1. Hãy áp dụng từ vựng, vững pháp đã học để làm quen với bài thi thử trước khi thực chiến.

– Kỹ năng Đọc (Reading): Hãy luyện cho bản thân khả năng đọc hiểu, xác định từ khóa, skimming, scanning. Đồng thời tập làm quen với các dạng bài IELTS Reading thông qua những văn bản có độ dài vừa phải, mức độ dễ.

– Kỹ năng Viết (Writing): Với phần thi viết bạn nên luyện tập nhiều hơn khả năng ứng dụng từ vựng, ngữ pháp trong từng hoàn cảnh. Một lưu ý nhỏ cho những bạn đang ở trình độ IELTS 3.5 khi luyện Writing, chúng ta không nên vội luyện viết vì đây là phần khá khó, yêu cầu cao nên dễ khiến bạn bị nản chí.

5. Khóa học ôn luyện IELTS 3.5

Nếu bạn đang không biết trình độ IELTS của mình đang ở đâu, muốn kiểm tra trước khi xây dựng lộ trình tự học IELTS hợp lí hoặc đăng ký các khóa học ôn luyện thì có thể làm Bài Test bốn kỹ năng chuẩn CEFR của EC INSPRIDE.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Lộ trình ôn thi IELTS từ 0 đến 8+ tại ECi, xây dựng chương trình và tài liệu ôn thi chuẩn theo Hội đồng Anh và IDP, hai tổ chức thi IELTS uy tín trên thế giới.

Hơn hết, EC INSPRIDE là trung tâm tiếng Anh hiếm hoi tại Hà Nội tổ chức đào tạo bốn kỹ năng chuẩn CEFR, nói không với học vẹt, học xổi, học để thi. Trung tâm coi trọng nền tảng kiến thức cùng khả năng tư duy ngôn ngữ, giúp học viên thực sự tiếp cận ngôn ngữ thay vì điểm số.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc IELTS 3.5 có khó hay không, phương pháp học tập hiệu quả cũng như lộ trình học tập từ đi con số 0. Mọi đóng góp và ý kiến thắc mắc về IELTS 3.5, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ với EC INSPRIDE qua fanpage.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *