Những lưu ý cho bài thi nói Vstep Speaking
-
Tạo ấn tượng tốt đẹp với giám khảo
Nhiều học viên thắc mắc rằng liệu khi họ cười tươi, biểu cảm thân thiện và duy trì giao tiếp bằng mắt tốt thì họ sẽ đạt điểm cao hơn. Câu trả lời là có và không.
Trong tiêu chí chấm thi nói không có tiêu chí nào hướng dẫn giám khảo ghi điểm cho thí sinh khi họ cười tươi, biểu cảm thân thiện và duy trì tốt giao tiếp bằng mắt. Tuy nhiên, việc tự tin sẽ giúp thí sinh trả lời câu hỏi tốt hơn khi là họ mất tự tin.
Nếu thí sinh nhìn xuống sàn nhà và tạo ấn tượng rằng họ thà ở bất cứ nơi đâu trên thế giới ngoài phòng thi cùng với giám khảo, họ sẽ thường trả lời rất ngắn và đơn điệu và điều này sẽ làm giảm điểm số của thí sinh. Tuy nhiên, nếu thí sinh cởi mở và thân thiện với giám khảo nói, họ có nhiều khả năng đưa ra các câu trả lời tự nhiên hơn.
Thí sinh cũng không nên lạm dụng giao tiếp bằng mắt. Điều này mang lại cảm giác khó chịu khi nhìn thẳng vào mắt ai đó trong gần 15 phút. Thí sinh có thể coi như họ đang có một cuộc trò chuyện bình thường với một người bạn và họ sẽ làm tốt phần thi của mình.
-
Thể hiện sự chú ý tới các câu hỏi
Khi người nói tiếng Anh bản địa nói chuyện, giọng nói của họ tự nhiên lên và xuống tùy thuộc vào cách họ cảm nhận về những gì họ đang nói.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đến lớp trễ, bạn bước vào phòng và giáo viên nói với bạn bằng giọng cao hơn bình thường ‘Hãy ngồi xuống, làm ơn đi.’ Giáo viên có thể nói với bạn thông qua ngữ điệu rằng họ không hài lòng với việc bạn đi học muộn. Tuy nhiên, nếu giáo viên nói điều đó với một ngữ điệu tăng lên ngay từ đầu, giáo viên có thể sẽ hàm ý nói với bạn rằng họ không nhớ rằng bạn đã đi học muộn và rất vui được gặp bạn.
Tương tự, nếu thí sinh thể hiện rằng mình quan tâm đến những gì người giám khảo nói, ngữ điệu của thí sinh sẽ trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, th í sinh cũng không nên lạm dụng điều này và làm cho giọng nói của mình thực sự cao, hoặc thực sự thấp, bởi vì như vậy họ có vẻ trở nên kỳ quặc.
Nếu trong quá trình thi, thí sinh chưa nghe rõ câu hỏi thì không nên tùy tiện đưa ra câu trả lời. Thay vào đó, thí sinh có thể hỏi lại giám khảo hoặc yêu cầu giám khảo giải thích câu hỏi.
Đối với những câu hỏi đòi hỏi một chút thời gian để suy nghĩ và sắp xếp câu trả lời, thí sinh nên sử dụng các yếu tố chêm xen (hesitators) để kéo dài thời gian suy nghĩ mà không làm ngắt quãng quá trình trả lời câu hỏi. Lắng nghe người nói tiếng Anh bản ngữ nói chuyện và học theo ngữ điệu của họ sẽ giúp thí sinh hiểu rõ ngữ điệu tự nhiên.
-
Mở rộng câu trả lời hợp lý
Thực tế, không có quy ước nào về số lượng từhoặc câu phải có trong mỗi câu trả lời của thí sinh. Câu trả lời không nên quá ngắn bởi thí sinh cần phải thể hiện với giám khảo năng lực sử dụng tiếng Anh của mình. Vì vậy, câu trả lời “I come from Hanoi” chưa phải là câu trả lời thỏa đáng. Thay vào đó, thí sinh có thể mở rộng câu trả lời của mình ra bằng cách cung cấp thêm thông tin, ví dụ: “I come from Hanoi, which is the capital city of Vietnam.” Các chiến lược mở rộng câu trả lời sẽ được đề cập ở phần sau.
Câu trả lời của thí sinh cũng không nên quá dài, đặc biệt đối với các câu trả lời của Phần 1 chỉ xoay quanh cách chủ đề đơn giản (gia đình, công việc, sở thích, quê hương, vv.) và thí sinh cũng không thể diễn đạt câu trả lời trong 2 phút khi câu hỏi chỉ là “Where are you from?” Các câu trả lời của Phần 2 và Phần 3 thường đòi hỏi mức độ mở rộng nhiều hơn.
-
Thực hành
Việc học thuộc lòng các câu trả lời trước kỳ thi không phải là một giải pháp hiệu quả cho các thí sinh trong bài thi Nói của kỳ thi VSTEP. Tuy nhiên, các nội dung thi Nói thường dễ đoán, vì vậy, thí sinh nên luyện tập với các chủ đề quen thuộc hoặc phỏng đoán. Trong quá trình nâng cao khả năng nói tiếng Anh chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP, thí sinh có thể đọc nhiều bài nói mẫu nhưng hãy ghi chép các cấu trúc hay, các cách diễn đạt ấn tượng và ghi lại dưới dạng ý rồi tự phát triển thành câu hoàn chỉnh. Quá trình đó rèn rũa khả năng sử dụng ngôn ngữ của chính thí sinh, do vậy năng lực này càng có điều kiện để phát huy trong lúc thi. Thí sinh nên ghi lại phần nói của chính mình rồi nghe lại và kiểm tra các thuộc tính sau đây:
1.Có thể cải thiện cách dùng từ được không?
2.Đã có lỗi sai nào về ngữ pháp và nên sửa
lại như thế nào?
3.Diễn đạt nói đã lưu loát chưa và tốc độ nói
có bất ổn không?
4.Ngữ điệu của phần nói như thế nào?
5.Câu trả lời đã được mở rộng một cách
hợp lý?
6.Lời nói có rõ ràng hay không?
Thí sinh nên luyện tập nhiều lần cho tới khi mình cảm thấy tự tin nói về các chủ đề quen thuộc đã luyện tập.
-
Không đưa ra các câu trả lời dạng Có hoặc Không (Yes/No Answers)
Điều này nghe có vẻ rất hiển nhiên, nhưngcác học viên sẽ ngạc nhiên khi có bao nhiêu thí sinh chỉ trả lời bằng ‘Có’ hoặc ‘Không’. Điều này có thể là vì nhiều câu hỏi sẽ dẫn đến câu trả lời Có hoặc Không, nhưng thí sinh phải nhớ rằng họ đang trong một kỳ thi và họ phải thể hiện cho giám khảo thấykhả năng tiếng Anh của họ tốt đến mức nào. Việc đưa ra các câu trả lời Có hoặc Không cho phép giám khảo đánh giá khả năng của thí sinh và thí sinh sẽ nhận được điểm thấp bất kể tiếng Anh của họ tốt đến mức nào.
Một số người chọn đưa ra câu trả lời Có hoặc Không là bởi họ rất lo lắng và họ mong muốn phần thi kết thúc càng sớm càng tốt. Giám khảo nói không phải để đánh đố thí sinh và hầu hết trong số họ là những người tốt bụng muốn bạn cố gắng hết sức mình, vì vậy thí sinh đừng ngại nói với giám khảo rằng mình có chút lo lắng và điều này thường sẽ làm giảm căng thẳng cho thí sinh lúc thi.
-
Không diễn đạt lạc chủ đề
Một số thí sinh cố gắng kể cho giám khảo nghe câu chuyện về cuộc đời của họ hoặc toàn bộ lịch sử quê hương của họ khi giám khảo hỏi tên họ và họ đến từ đâu. Thí sinh nên nhớ rằng đây là những câu hỏi rất đơn giản và nếu thí sinh đã đưa ra hơn 3-4 câu, thí sinh có thể đã đưa ra các thông tin không liên quan. Ví dụ, khi giám khảo hỏi một thí sinh nữ những gì cô ấy đã làm trong thời gian rảnh rỗi của mình và cô ấy nói với giảm khảo tất cả mọi thứ cô ấy biết về cầu lông. Giám khảo không hỏi về các quy tắc, lịch sử, những người chơi xuất sắc, những điều tích cực và tiêu cực của môn thể thao, chỉ là hỏi môn thể thao mà cô ấy thích và tại sao cô ấy thích nó.
-
Không đưa ra câu trả lời Không có câu trả lời (No Answer)
Thí sinh không được chọn lựa câu hỏi và nếu thí sinh không biết câu trả lời cho câu hỏi, hoặc không thích câu hỏi, thí sinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc thí sinh phải trả lời câu hỏi đó. Đặc biệt, Phần 1 của bài thi Nói sẽ không có câu hỏi nào thí sinh không thể trả lời bởi tất cả các câu hỏi đó đều xoay quanh thông tin và trải nghiệm cá nhân của thí sinh.
Nếu thí sinh không hiểu một từ trong một câu hỏi, thí sinh có thể yêu cầu giám khảo giải thích ý nghĩa của từ đó. Nếu thí sinh không hiểu câu hỏi, thí sinh cũng có thể yêu cầu giám khảo lặp lại câu hỏi. Tuy nhiên, đừng lạm dụng đặc quyền này và sử dụng nó cho mọi câu hỏi; chỉ sử dụng nó khi thật sự cần thiết.
Nếu thí sinh thực sự không có ý tưởng cho câu trả lời, thí sinh chỉ cần trung thực với giám khảo và nói với giám khảo rằng mình không thực sự biết và sau đó đưa ra phỏng đoán. VSTEP không phải là một kỳ kiểm tra kiến thức của thí sinh, nó là một bài kiểm tra năng lực tiếng Anh, do đó, việc sáng tạo ra câu trả lời cũng hoàn toàn được chấp nhận được nếu thí sinh đang thực sự gặp khó với một câu hỏi nào đó.
-
Không nói quá nhỏ.
Đây là một trong những điều gây khó chịu nhất cho giám khảo, bởi vì dù tiếng Anh của thí sinh tốt đến mức nào,nếu giám khảo không thể nghe thấy thí sinh nói, giám khảo không thể chấm điểm số cao cho thí sinh đó.
Điều này liên quan rất mật thiết với sự tự tin và nhút nhát. Thí sinh nên nhớ rằng thí sinh không nói chuyện với sàn nhà và thí sinh nên nói to hơn một chút so với bình thường. Giám khảo cũng sẽ ghi âm trong suốt phần thi nói của thí sinh, vì vậy giọng nói của thí sinh phải đủ lớn để thiết bị ghi âm nhận diện và ghi lại giọng nói của thí sinh.
Học viên trong quá trình luyện tập hãy thử ghi lại chính mình nói và phát lại. Nếu học viên không thể nghe chính mình nói rõ ràng thì học viên cần tăng âm lượng giọng nói của mình lớn hơn một chút để tạo thành thói quen nói đủ nghe cho bài thi.
-
Thí sinh không nên ép mình là người hoàn hảo
Giám khảo biết rằng thí sinh đang nói bằng một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ và không mong đợi sự hoàn hảo. Ngay cả những người nhận được Điểm 9, 10 đều có những lỗi sai nhỏ, và những người nhận được Điểm 7 và 8 mắc ít lỗi hơn những người nhận được điểm thấp hơn. Nếu thí sinh liên tục cố gắng nghĩ về ngữ pháp và từ vựng hoàn hảo, sự lưu loát và phát âm của thí sinh sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Sự lưu loát và cách phát âm chiếm 50% số điểm của bài thi Nói, vì vậy việc cố gắng sử dụng ngữ pháp và từ vựng hoàn hảo sẽ không có ý nghĩa gì, nếu thí sinh đánh mất một nửa số điểm vì lỗi lưu loát và phát âm.
Thí sinh nên nói tự nhiên nhất có thể, với trọng tâm là nói với tốc độ tự nhiên và cách phát âm rõ ràng. Ngữ pháp và từ vựng sẽ tự nhiên bổ trợ lẫn nhau.Nếu khi nói thí sinh nhận ra mìnhvừa mắc lỗi thì hãy sửa luôn. Vì như vậy, thí sinh sẽ không bị trừ điểm vì lỗi đó nữa.
Trên đây là 9 lời khuyên dành cho học viên và thí sinh có mong muốn tham gia bài thi VSTEP các trình độ. Để đạt được hiệu quả cao, ngoài những lời khuyên trên, học viênvà thí sinh cần củng cố thêm kiến thức cho riêng mình.