Chuẩn đầu ra tiếng Anh tại các trường đại học năm 2023

Chuẩn đầu ra tiếng Anh

Nhiều thập kỷ trở lại đây, chuẩn đầu ra tiếng Anh trở thành yêu cầu bắt buộc với sinh viên đại học muốn ra trường, được cấp bằng. Tùy thuộc vào chương trình đạo tào của từng trường mà sẽ có quy định về chứng chỉ tiếng Anh là IELTS, TOEIC hay VSTEP, hoặc linh động chấp nhận cả ba chứng chỉ.

1. Chuẩn đầu ra tiếng Anh là gì?

Tại Việt Nam, các trường cao đẳng, đại học đều có những quy định cụ thể về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh. Đây là điều kiện bắt buộc, đảm bảo sinh viên đã có kiến thức hay kỹ năng tiếng Anh cơ bản sau quá trình học tập tại trường.

Từng trường sẽ có quy định riêng nhưng đều có điểm chung là công bố công khai trên website, cam kết minh bạch với sinh viên về điều kiện chuẩn đầu ra. Hành động này giúp người học tự chủ về thời gian, phương thức học, đảm bảo lộ trình học tập đi đúng hướng.

Đối với chuẩn đầu ra tiếng Anh, các trường đại học có thể yêu cầu một trong những chứng chỉ như IELTS, TOEIC, TOEFL, VSTEP hoặc thoải mái hơn khi chấp nhận tất cả. Sinh viên muốn ra trường, nhận bằng thì phải nộp đến phòng đào tạo, nếu không sẽ bị tính là chưa tốt nghiệp

2. Danh sách những trường Đại học yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh 2023

Trong phần 2. EC INSPRIDE sẽ gửi đến bạn danh sách những trường đại học yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh IELTS và TOEIC, từ đây cso thể thuận tiện cho việc bạn nắm bắt thông tin, kịp thời ôn luyện cũng như lựa chọn được trường hợp phù hợp với định hướng cá nhân.

2.1. Các trường đại học yêu cầu bằng IELTS

Sau đây, EC INSPRIDE sẽ gửi đến các bạn danh sách các trường đại học yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh là chứng chỉ IELTS. Cụ thể từng trường cùng quy định như sau:

STT

Trường

Điểm IELTS tối thiểu

1

Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội 5.5 điểm

2

Đại học Điện lực 5.0 – 5.5 điểm

3

Đại học Dược Hà Nội 5.0 – 5.5 điểm

4

Đại học FPT 6.0 điểm

5

Đại học Hàng Hải Việt Nam Hệ đại trà: 4.0 điểm
Hệ CLC: 5.0 điểm

Khoa Ngoại ngữ: >= 6.0 điểm

6

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội 6.0 điểm

7

Đại học Kinh tế Quốc dân 5.5 điểm

(Trong trường hợp bạn có IELTS 6.6 điểm thì sẽ được miễn ba học phần tiếng Anh, điểm quy đổi là 10.0)

8

Đại học Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên >= 6.5 điểm

9

Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên >= 6.0 điểm

10

Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội 7.0 điểm

11

Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thường: 5.0 điểm

Hệ CLC: 5.5 điểm

12

Đại học RMIT 6.5 điểm

Có thể thấy, nhiều trường đại học không chỉ sử dụng chứng chỉ IELTS làm chuẩn đầu ra tiếng Anh mà còn là phương thức quy đổi điểm học phần, miễn học phần trong quá trình học tập.

Nếu bạn đang quan tâm đến IELTS, chưa tìm được trung tâm uy tín, cam kết đầu ra chuẩn với quy định của trường hoặc hơn thì bạn có thể tìm hiểu lộ trình học IELTS tại EC INSPRIDE, trung tâm tiên phong giảng dạy chuẩn CEFR.

2.2. Các trường đại học yêu cầu bằng TOEIC

Bên cạnh IELTS, nhiều trường đại học cũng có yêu cầu chuẩn đầu ra về TOEIC. Cụ thể từng trường và mức điểm tối thiểu như sau:

STT

Trường

Điểm TOEIC tối thiểu

Khu vực miền Bắc

1 Đại học Quốc gia Hà Nội Hệ đại trà:

– Reading: 275 điểm

– Listening: 275 điểm

– Speaking: 120 điểm

– Writing: 120 điểm

Hệ CLC:

– Reading: 385 điểm

– Listening: 400 điểm

– Speaking: 160 điểm

– Writing: 150 điểm

2 Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
6 Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà nội
7 Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
8 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hệ đại trà: 450 điểm

Ngôn ngữ anh: 600 điểm

9 Học viện Chính sách và Phát triển Hệ đại trà: 450 điểm

Hệ CLC: 600 điểm

10 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hệ đại trà: 450 điểm

Hệ CLC: 600 điểm

11 Học viện Hành chính Quốc gia 450 điểm
12 Học viện Kỹ thuật Mật mã 450 điểm
13 Học viện Ngân hàng Hệ đại trà: 450 điểm

Hệ CLC: 600 điểm

14 Học viện Ngoại giao Ngôn ngữ Anh: 700 điểm

Quan hệ Quốc tế, Kinh tế Quốc tế, Luật Quốc tế, Truyền thông Quốc tế: 600 điểm

15 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Hệ đại trà: 450 điểm

Hệ CLC: 600 điểm

16 Học viện Phụ nữ Việt Nam 450 điểm
17 Học viện Quản lý Giáo dục 450 điểm
18 Học viện Tài chính 450 điểm
19 Học viện Tòa án 450 điểm
20 Đại học Bách khoa Hà Nội 500 điểm
21 Đại học Công đoàn 500 điểm
22 Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Hệ đại trà: 450 điểm

Hệ đào tạo bằng tiếng nước ngoài: 600 điểm

23 Đại học Công nghiệp Hà Nội 450 điểm
24 Đại học Dược Hà Nội Reading + Listening: 450 điểm

Speaking + Writing: 190 điểm

25 Đại học Điện lực 450 điểm

Khu vực miền Trung

1 Đại học Kinh tế Đà Nẵng Hệ đại trà: 450-500 điểm

Hệ CLC: 700 điểm

2 Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Hệ đại trà: 450 điểm
3 Đại học Sư phạm Đà Nẵng >=450 điểm
4 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng >=450 điểm
5 Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng >=350 điểm
6 Đại học Duy Tân 400-470 điểm

Khu vực miền Nam

1 Đại học Kinh tế TP.HCM Ngoại thương, Du lịch, Kinh doanh Quốc tế: 550 điểm

Các chuyên ngành khác: 450 điểm

2 Đại học Tôn Đức Thắng 500 điểm
3 Học viện Hàng không Việt Nam Quản lý hoạt động bay: 550 điểm

Quản trị kinh doanh: 500 điểm (400 điểm với hệ Cao đẳng)

Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông: 350 điểm (350 điểm với hệ Cao đẳng)

4 Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM 450 điểm

Khoa Du lịch – Khách sạn, Quan hệ Quốc tế, Kinh tế – Tài chính: 550 điểm

Khoa Ngoại ngữ: 650 điểm

5 Đại học Sài Gòn 450 điểm
6 Đại học Công nghiệp TP.HCM 450 điểm (350 điểm với hệ Cao đẳng)
7 Đại học Tài chính – Marketing  405 điểm
8 Đại học Nguyễn Tất Thành 400 – 450 điểm (350 điểm với hệ Cao đẳng)
9 Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại 450 điểm

Khoa Kinh doanh Quốc tế: 500 điểm

10 Đại học Bách Khoa TP.HCM 600 điểm
11 Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM 450 điểm
12 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM TOEIC bốn kỹ năng 450 điểm
13 Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM TOEIC bốn kỹ năng 450 điểm
14 Đại học Kinh tế Luật TP.HCM TOEIC bốn kỹ năng 500 điểm
15 Đại học Ngân hàng TP.HCM 550 điểm

So với quy chuẩn đầu ra bằng IELTS, chứng chỉ TOEIC có phần nhỉnh hơn, được nhiều trường đại học đưa vào quy chuẩn đầu ra tiếng Anh.

Hiện nay, tại ECi đang có các khóa học, luyện thi TOEIC hai kỹ năng dành cho các bạn, thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo các khóa A1, A2 hoặc A3. Nếu bạn muốn kiểm tra trình độ tiếng Anh hiện tại thì trung tâm cũng có bài test bốn kỹ năng online, kết quả sẽ sớm gửi lại để bạn có thể xác định lộ trình học tập phù hợp.

2.3. Các trường đại học yêu cầu bằng VSTEP

Theo Tuoitre.vn đưa tin, tính đến tháng 8/2022, có tất cả 26 trường đại học, học viện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ VSTEP. Danh sách cụ thể như sau:

STT

Trường

1 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
2 Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
3 Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
5 Đại học Thái Nguyên
6 Đại học Cần Thơ
7 Đại học Hà Nội
8 Đại học Sư phạm Hà Nội
9 Đại học Vinh
10 Học viện An ninh Nhân dân
11 Đại học Sài Gòn
12 Đại học Ngân hàng TP.HCM
13 Đại học Trà Vinh
14 Đại học Văn Lang
15 Đại học Quy Nhơn
16 Đại học Tây Nguyên
17 Đại học Công nghiệp TP.HCM
18 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
19 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
20 Đại học Thương mại
21 Học viện Khoa học Quân sự
22 Học viện Cảnh sát Nhân dân
23 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
24 Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
25 Đại học Bách Khoa Hà Nội

Không chỉ là nơi tổ chức thi, chấp nhận chứng chỉ VSTEP làm chuẩn đầu ra ngoại ngữ, các cơ sở trên thông thường trước mỗi đợt, kỳ thi sẽ tổ chức ôn luyện, giúp thí sinh làm quen với cấu trúc đề thi.

Tuy nhiên, số lượng thường giới hạn và ưu tiên sinh viên của trường nên trong trường hợp bạn lỡ không đăng ký ôn luyện kịp tại trường, EC INSPRIDE có giải pháp cho bạn. Khóa học luyện thi VSTEP cấp tốc tại EC liên tục tuyển sinh, có không ít học viên tại EC đã thi đỗ VSTEP và đạt điểm cao.

3. Tại sao các trường quy định về chuẩn đầu ra tiếng Anh?

Chắc hẳn có nhiều bạn chung thắc mắc tại sao các trường lại đặt ra quy định về chuẩn đầu ra tiếng Anh, chứng chỉ tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp có thực sự cần thiết hay không.

Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư về việc quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh cho từng bậc học. Dựa vào thông tư đó, các trường đại học sẽ thực hiện và đề ra những quy định riêng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, kịp thời hội nhập hay cơ hội nghề nghiệp cao cho sinh viên sau tốt nghiệp.

3.1. Đảm bảo chất lượng đầu ra

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, việc đào tạo tiếng Anh cũng là một trong những điểm được Bộ, Nhà nước quan tâm, chú trọng đầu tư. Nhà trường dựa theo quy định các cấp trên thực hiện chương trình học, đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra sau quá trình học tập, vậy nên quy chuẩn đầu ra tiếng Anh là điều tất yếu cần có.

3.2. Cơ hội làm việc tốt

Với chất lượng đầu ra cao, bên cạnh tấm bằng Đại học thì bạn có chứng chỉ tiếng Anh cũng góp sức cho công cuộc tìm việc ngay sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Bạn sẽ có cơ hội được làm việc, hợp tác với những công ty lớn trong và ngoài nước, thậm chí là những tập đoàn đa quốc gia.

3.3. Tăng khả năng du học – làm việc – định cư nước ngoài.

Nếu bạn quan tâm đến du học, làm việc hay định cư tại nước ngoài sau khi kết thúc chương trình học Đại học tại Việt Nam thì chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEIC là tấm vé vàng, giúp bạn dễ dàng chứng minh, thể hiện bản thân có đủ khả năng học tập, làm việc tại đất nước của họ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chuẩn đầu ra tiếng Anh tại các trường đại học Việt Nam, hy vọng bài viết kịp thời giải đáp được thắc mắc của bạn về chứng chỉ ngoại ngữ tốt nghiệp. Nếu cần thêm thông tin về chương trình luyện thi, bạn vui lòng liên hệ với EC INSPRIDE qua hotline hoặc fanpage.