Ngành Kinh doanh quốc tế: Tương lai rộng mở thời hội nhập

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, những cử nhân ngành kinh doanh quốc tế đang có rất nhiều sự lựa chọn về việc làm, đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau ở các tập đoàn kinh tế.

Ngành học đa-zi-năng

Trong dòng chảy thương mại hóa, với làn sóng chuyển dịch giữa các nền kinh tế, hoạt động thông thương trao đổi hàng hóa dịch vụ xuyên quốc gia là môi trường làm việc hấp dẫn và đầy tiềm năng. Không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ dồi dào cho quốc gia, những người làm việc trong lĩnh vực này còn sở hữu một mức lương đáng mơ ước, cơ hội được làm việc quốc tế với những trải nghiệm văn hóa đa quốc gia.

Bên cạnh tiềm năng về nghề nghiệp thì Kinh doanh quốc tế thực sự là một ngành hay, đòi hỏi bạn phải là một người có kiến thức rộng và phong phú về kinh tế, về văn hóa đa quốc gia, về luật kinh doanh đa quốc gia…

Ngoài ra, đây là một ngành có nhiều triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp, và ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực như: Ngoại giao, Hậu cần, Vận tải quốc tế, hàng không; Xuất nhập khẩu; Nghiên cứu thị trường/marketing quốc tế; Quản trị chuỗi cung ứng; Tư vấn đầu tư quốc tế/xúc tiến thương mại; Thanh toán quốc tế ở các ngân hàng; Hải quan…

Ngoại ngữ – kỹ năng giữ vai trò quyết định

Kinh doanh quốc tế là lĩnh vực năng động, mang tính toàn cầu và cơ hội việc làm mở rộng. Đây là ngành học đòi hỏi khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong mọi việc như ngôn ngữ thứ hai.

Nhu cầu tuyển dụng của nước ta với nhóm ngành Kinh tế – Quản trị – Marketing – Xuất Nhập khẩu – Logistics chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao động thời vụ chiếm khoảng 25%.

Nguồn lao động là lực lượng sinh viên và học viên mới tốt nghiệp còn thiếu nhiều yếu tố cho quá trình hội nhập như “trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề, tác phong công nghiệp và đặc biệt nhất là ngoại ngữ”.

Nhiều chuyên gia đào tạo chia sẻ, hiện chương trình đào tạo ngành kinh doanh quốc tế nhìn chung vẫn theo hướng sử dụng tiếng Việt. Trong khi đó, đây là ngành học đòi hỏi khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ gần như mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, thực tế rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín vẫn bỡ ngỡ, thậm chí không đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động của ngành kinh doanh quốc tế.

Các nhà tuyển dụng nhận định, muốn vững bước trong ngành Kinh doanh quốc tế: tương lai rộng mở thời hội nhập, người học cần trang bị nhiều yếu tố như ngoại ngữ, kiến thức nghề, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, đàm phán – thương lượng… với thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực và trách nhiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *