BÍ KÍP TRÁNH CÁC BẪY THƯỜNG GẶP KHI LUYỆN NGHE TOEIC

Một trong những phần thi “dễ … mất điểm” và khiến nhiều sĩ tử thi TOEIC nản lòng nhất chính là bài thi nghe. Để thành công với dạng bài nhó nhằn này, đầu tư thời gian thôi chưa đủ, bạn cần “dắt túi” cho mình một số bí kíp để luyện tập và chuẩn bị hiệu quả nhất trước ngày thi. Sau đây English Camp xin bật mí với bạn một số “tips” hay ho đã được các “cao thủ” TOEIC 900+ của trung tâm đúc kết lại nhé!

 

Như các bạn đã biết, phần thi nghe TOEIC có tổng cộng 100 câu được chia thành 4 phần: Part 1 (Pictures), Part 2 (Question-response), Part 3 (Short conversations), Part 4 (Short talks). Sau đây là một số bẫy thường gặp ở mỗi phần trong đề thi các bạn nhé.

Phần 1 (Pictures) gồm 10 câu mỗi câu là một bức tranh và 4 câu miêu tả bức tranh đó. Phần này được coi là dễ nhất trong bài thi nghe vì câu miêu tả ngắn và dễ nghe. Tuy nhiên, bạn đừng coi thường nó vì nó thường cố tình gây nhầm lẫn ở một điểm nào đó. Ví dụ như, trong bức tranh có 4 người đang ngồi với nhau và có một câu đại thể như “They are having a meeting” hoặc “they are discussing a problem” nhưng thực tế trong bức tranh mỗi người nhìn một hướng và chẳng có vẻ họp hành gì cả. Cuối cùng nó cho một câu “Three of them are wearing glasses” và thực đúng là trong đó có 3 người đeo kính còn một người không đeo. Vậy là câu này mới mô tả đúng nhất nội dung bức tranh …. Rõ ràng là rất dễ gây nhầm lẫn. Đây là một bẫy vô cùng phổ biến trong đề thi tranh. Để khắc phục vấn đề này bạn phải chú ý quan sát toàn bộ bức tranh và rất nhanh hình dung ra những câu mô tả bức tranh đó, phải để ý từng chi tiết nhỏ trên bức tranh, còn nghe thì phải nghe chuẩn để tránh bị nhầm lẫn giữa những từ phát âm nghe giông giống nhau nhé.

Phần 2 (Question-response) gồm 30 câu theo kiểu một người đọc câu hỏi và một người đọc 3 câu trả lời. Bạn phải chọn ra một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó . Phần này được cho là có nhiều bẫy nhất, nhưng cũng là phần dễ ăn điểm nhất trong đề thi. Mặc dù có nhiều bẫy nhưng các bẫy ở đây cũng rất dễ nhận biết.. Phần này khó hơn phần bức tranh một chút, nếu bạn chú ý lắng nghe thì trả lời rất nhanh. Ví dụ như:

Q: When did your flight take off?
A:   – I fired it yesterday.
– It was flying in the air three days ago.
– It took off at 3.00 last Sunday.

Vậy là bạn bị nó lừa ở chỗ “fired” và “flying” vì nó nghe “giông giống” với “flight” ở câu hỏi, trong khi đó câu thứ ba đúng thì nghe lại chẳng thấy có gì liên quan vì “take” bị chia thành quá khứ đơn “took” lại còn có thời điểm 3.00 nữa chứ nghe loằng ngoằng thế chắc không phải. Vậy nên bạn chọn vào câu 1 hoặc 2 , đương nhiên là đáp án sai. Trong phần 2, bẫy “similar sounds” được sử dụng “hết công suất”. Để tránh bẫy này, các bạn cần hết sức chú ý đến các âm đồng âm, khác nghĩa, hoặc những âm có cách phát âm na ná giống nhau bởi khả năng sai ở các câu này tương đối lớn. Thêm nữa, hãy chú ý rằng trong phần 2, nếu trong câu hỏi và câu trả lời có các từ giống nhau được lặp lại, thì khả năng đáp án đó sai là rất lớn. Bạn cần tập trung để có cơ sở xác định đáp án đó là sai.

cạm bẫy đề thi toeic

Phần 3 (Short conversations) gồm 30 câu nghe đoạn hội thoại sau đó trả lờ câu hỏi như kiểu đề thi TOEFL ấy, phần này lại “khoai” hơn hai phần trước một chút. Để làm tốt được phần này bạn phải nhanh chóng đọc câu hỏi của đoạn hội thoại đó và chú ý nghe nội dung từ đầu đến cuối cố gắng không bỏ sót chữ nào vì thực tế chính những từ bị phát âm lướt qua lại là đáp án cho câu trả lời đấy. Phần này đòi hỏi cả tư duy logic nữa. Chẳng hạn như trong đoạn hội thoại nói sau:

“…….
A: When will the meeting be taken place?
B: It was planned to be on Friday, but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday next week.
A: When will Mr John arrive?
B: He said to me that he will arrive on Sunday.
…..”

Và câu hỏi đặt ra cho bạn là:
“When will Mr John have a meeting?”

  1. On Friday
    B. On Monday
    C. On Sunday
    D. Next week

Vậy nếu bạn nghe không rõ cái chỗ “but as Mr John’s fllight was delayed we changed it to Monday” thì sẽ bị nhầm lẫn hết cả. Rõ ràng, bạn nghe thấy có hết cả các ngày trong đoạn hội thoại nhưng không biết ngày nào mới chính xác. Bạn phải tư duy một chút và chú ý lắng nghe mới trả lời chính xác được thời điểm đúng. Chú ý trong phần 3 này, thứ tự các câu hỏi có thể bị xáo trộn một chút so với nội dung của đoạn hội thoại, chẳng hạn như đáp án của câu hỏi 1 ở đoạn giữa, nhưng đáp án của câu hỏi 2 lại ở đoạn đầu của đoạn hội thoại. Nếu bạn không chú ý ở điểm này, bạn rất dễ đưa ra đáp án sai hoặc bỏ qua chi tiết đưa ra đáp án đúng.

Phần 4 (Short talks) gồm 20 câu hỏi cho khoảng 7 đến 9 đoạn, mỗi đoạn văn sẽ có tối thiểu 2 câu hỏi, phần này là phần khó nhất trong bài nghe, nhưng lại là phần ít lừa đảo và đánh đố nhất, nó chỉ đòi hỏi bạn khả năng ghi nhận thông tin nhanh thôi. Để làm tốt phần này bạn cần phải đọc lướt nhanh các câu hỏi (như nói ở trên kia) …. Bạn cũng cần phải luyện nghe đoạn văn thường xuyên để quen với các ghi nhận các thông tin chính, vì các câu hỏi trong đề thi thường tập trung hỏi các vấn đề chính, với cả nghe thường xuyên bạn đỡ bị căng thẳng hơn, không bị bỏ sót thông tin hơn.

 

=> Tại trung tâm Anh ngữ EC, bên cạnh việc dùi mài kinh sử thì chúng tôi cũng tổng hợp và đưa ra những cạm bẫy thường gặp trong đề thi 2016 và 2017 để bạn làm quen. Từ đó, bạn sẽ nhận biết và tránh được các bẫy hay gặp. Đây là điều mà rất ít trung tâm Anh ngữ làm được

CÒN CHỜ ĐỢI GÌ NỮA, HÃY GỌI NGAY VÀ LUÔN ĐỂ CẬP NHẤT CÁC ĐỀ THI VÀ CẠM BẪY THƯỜNG XUYÊN CÓ TRONG CÁC ĐỀ THI !!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *